Những cấu trúc cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh

Ebook tổng hợp nhưng cấu trúc tiếng Anh dành cho mọi trình độ...


Một số cách phát âm khó khăn cho người Việt

Ebook tìm hiểu một vài đặc điểm trong cách phát âm tiếng Anh gây khó khăn cho người học.


Kinh nghiệm học Tiếng Anh


Ebook hướng dẫn học tiếng Anh hiệu quả, các bạn có thể xem trực tiếp trên trang web hoặc download về máy bằng cách click vào nút "download' phía trên bên tay trái tài liệu.


Làm sao nghe được Tiếng Anh?

Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa

Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!

Thế nhưng những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.

Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sanh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới nói những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập viết… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi qua hết trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.

Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.

Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò!

Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập nghe, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.

Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!

Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

Nguồn: hoctienganh.info


Prepositions (Giới từ)

Trong tiếng Anh các giới từ không nhiều lắm nhưng cách sử dụng chúng thì rất phức tạp và hầu như không theo một quy luật nào. Các giới từ không có một nghĩa cố định mà tùy thuộc vào các chữ trong câu và văn cảnh câu nói mà ta dịch nghĩa sao cho phù hợp.

Giới từ trong tiếng Anh gọi là preposition.

Giới từ là những từ đi với danh từ hay một giả danh từ để chỉ sự liên hệ giữa các danh từ ấy với một chữ nào khác trong câu.

Các giới từ ta đã biết như: on, in, at, out, for, to,…

Xét các ví dụ:

He works in the room (in = trong)

(Anh ta làm việc trong phòng)

The children play in the garden. (in = ngoài)

(Bọn trẻ chơi ngoài vườn)

We live in VietNam. (in = ở)

(Chúng ta sống ở Việt Nam)

They swim in the river. (in = dưới)

(Họ bơi dưói sông)

He lay in the bed. (in = trên)

(Anh nằm trên giường)

I get up in the morning. (in = vào)

(Tôi thức dậy vào buổi sáng)

He speaks in English. (in = bằng)

(Anh ta nói bằng tiếng Anh)

Một điều khó khăn nữa là có một số câu với tiếng Việt ta không cần dùng giới từ nhưng tiếng Anh thì lại có giới từ đi theo. Ví dụ:

He is angry with me.

(Anh ấy giận tôi)

Vì vậy để sử dụng giới tự cho đúng ta chỉ có cách tra tự điển rồi học thuộc lòng.

Nói chung, khi nói đến một người hay vật nào đó người Việt thường lấy chính mình làm trung tâm điểm, trái lại người Anh thường lấy người hay vật đó làm trung tâm điểm.

Ví dụ:

The
children play
in the garden.

(Bọn trẻ chơi ngoài vườn)

Người Việt nói ngoài vườn vì đối với người đang nói thì họ đứng ngoài khu vườn.

Người Anh nói trong (in) vì đối với các đứa trẻ thì chúng ở trong khu vườn chứ không phải ngoài khu vườn.

Quan sát thêm các câu sau đây để nhận ra sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

The light hangs under the ceiling

(Cái đèn treo dưới trần nhà)

The pen falls on the ground.

(Cây viết rơi xuống đất)

The boy lay on the ground.

(Thằng bé nằm trên đất).

Một số động từ khi theo sau bởi một giới tự lại có nghĩa hoàn toàn khác. Một trường hợp ta đã gặp là động từ to look.

to look :trông, có vẻ

to look at :nhìn

to look for :tìm

to look after :chăm sóc

Đối với các động từ này chúng ta bắt buộc phải thuộc cách sử dụng chúng với từng giới từ riêng biệt.

Vocabulary

between, among

Cả hai giới từ này đều có nghĩa là ở giữa.

Chúng ta dùng between khi muốn nói ở giữa hai cái.

Ví dụ:

The teacher is standing between Tom and Ann.

(Thầy giáo đang đứng giữa Tom và Ann).

among :ở giữa, trong số, được dùng khi muốn nói giữa nhiều cái.

Ví dụ:

He is standing among the crowd.

(Anh ta đang đứng giữa đám đông).

across, through

Hai giới từ này đều có nghĩa là ngang qua.

Dùng through khi nói đến đường đi quanh co hơn.

Ví dụ:

He walks across the road.

(Anh ta băng qua đường)

We walk through the woods.

(Chúng đi xuyên qua rừng)

(Đi qua rừng thì quanh co hơn đi qua đường).

to give

to give :cho

to give up :ngưng, thôi

Ví dụ:

She gives me a book.

(Cô ta cho tôi một quyển sách).

He’s given up smoking.

(Anh ta đã ngưng hút thuốc).

with

with có nghĩa là với, cùng với

Ví dụ:

I go to cinema with Mary.

(Tôi đi xem phim cùng với Mary)

Khi nói làm một hành động nào đó bằng một bộ phận của thân thể ta cũng dùng with. Ví dụ:

We watch with our eyes.

(Chúng ta xem bằng mắt)

He holds it with his hand.

(Anh cầm nó bằng tay).

Lưu ý: khi nói đến một bộ phận của thân thể đừng để thiếu tính từ sở hữu. Ví dụ:

Chúng ta phải nói:

We eat with our mouth.

(Chúng ta ăn bằng miệng của chúng ta)

Chứ không nói: We eat with the mouth.


Nguồn: tienganhhangngay.com

Truyện cười: "Awful word "

A young couple gets married, goes on a cruise for their honeymoon. Back from the honeymoon, the bride immediately calls her mother.
“Well, darling,” says her mom, “how was th honeymoon?”
“ Oh, mother,” the girl replies, “ the honeymoon was wonderful!

So romantic. We had a terrific time. But as soon as we returned, Sam began using really horrible language. Stuff I’d never heard before; really terrible words. You’ve got to come and get me and take me home. PLEASE, mother!”
And the bride begins to sob all over again.
“Poor darling,” says the mother. “ What words?”
“ I can’t tell you, mother – they’re too awful. Come and get me, please!”
“ Darling daughter,” the mother continues. “ You must tell me what has you so upset. Tell mother. What were the words?”
Still sobbing, the bride says, “Words like ‘dust’, ‘wash’, ‘iron’, and ‘ cook’!”


Những từ khủng khiếp
Một cặp vợ chồng trẻ đi du ngoạn bằng tàu trên biển hưởng tuần trăng mật. Vừa hết tuần trăng mật trở về, cô dâu lập tức gọi điện thoại cho mẹ.
-“ Ồ, con yêu, tuần trăng mật thế nào?”, mẹ cô dâu hỏi.
-“ Mẹ ơi, tuần trăng mật rất tuyệt vời! Rất lãng mạn, chúng con đã có một thời gian đáng nhớ. Nhưng ngay khi chúng con trở về, Sam bắt đầu dùng thứ ngôn ngữ thực sự khủng khiếp mà trước đây con chưa từng nghe thấy; đó thực sự là những từ khủng khiếp. Mẹ phải tới ngay đây, cứu con và mang con về. Con xin mẹ đấy!”
Vừa dứt lời cô dâu lại sụt sùi trở lại.
-“Khổ thân con tôi. Thế những từ gì cơ? Người mẹ hỏi.
-“Con không thể nói với mẹ được – chúng quá khủng khiếp. Hãy tới đây cứu con, con xin mẹ đấy!”
-“Con gái yêu, con phải nói cho mẹ biết điều đã làm con buồn khổ đến vậy. Hãy nói cho mẹ biết những từ đó là gì?”, người mẹ kiên nhẫn hỏi.
-“Những từ như ‘hút bụi’, ‘giặt giũ’, ‘là quần áo’ và ‘ nấu ăn’!”, cô dâu vừa sụt sùi vừa trả lời.


CẤU TRÚC NGỮ PHÁP ĐẶC BIỆT

Trong tiếng anh có một số cấu trúc đặc biệt mà ta cần lưu ý sau:

1. So + adj + be + S + that clause So + adv + auxiliary verb + S + main verb + O + that clause

- Mẫu câu đảo ngữ so…that để mô tả hiện tượng, hay sự việc ở một mức độ tính chất mà có thể gây nên hậu quả, kêt quả tương ứng
Ex: So terrible was the storm that a lot of houses were swept away. (Trận bão khủng khiếp đến nỗi nhiều căn nhà bị cuốn phăng đi) So beautifully did he play the guitar that all the audience appreciated him

2. Then comes/come + S, as + clause.

Dùng then (= afterwards: thế rồi, cuối cùng, rồi) - Để nêu ra sự vc gì đó cuối cùng rồi cũng sẽ xảy ra như là kết cục tất nhiên của một quá trình, hoặc khi trình bảy hậu quả cuối cùng của sự vc hay hành động xảy ra. - Từ “come” được chia thì theo vế đằng sau Ex: Then came a divorce, as they had a routine now. (thế rồi ly hôn xảy ra, vì họ cứ cãi nhau hoài)

3. May + S + verb..

- Để diễn tả sự mong ước, bày tỏ điều gì đó hay một đề nghị, xin lỗi..
- Là một câu chúc
Ex: May I appologize at once for the misspelling of your surname in the letter from my assistant, Miss Dowdy (Tôi thành thật xin lỗi ông vì người trợ lý của tôi, cô Dowdy, đã viết sai tên họ của ông) May you all have happiness and luck (Chúc bạn may mắn và hạnh phúc)

4. It is no + comparative adj + than + V-ing

- Nghĩa là: thật sự không gì…hơn làm vc gì đó.
Ex: For me it is no more difficult than saying “I love you”. (Đối với tôi không gì khó hơn bằng vc nói “anh Yêu em



Nguồn: tienganh.com.vn

Lên đầu trang
Xuống cuối trang